Thành lập Hội_nghị_toàn_thể_về_Cân_đo

Ngày 20 tháng 5 năm 1875, 17 quốc gia cùng nhau đặt bút ký thông qua một hiệp ước quốc tế gọi là Công ước Mét.[1] Hiệp ước này đã thiết lập ra ba tổ chức đã được nêu tên gọi như trên: Hội nghị toàn thể về Cân đo (CGPM), Văn phòng Cân đo Quốc tế (BIPM) và Ủy ban Quốc tế về Cân đo (CIPM). Trong đó, CGPM có vai trò đại diện cho chính phủ của các nước thành viên. Để làm được điều đó, họ bổ nhiệm thành viên vào CIPM, nhận báo cáo từ CIPM rồi chuyển chúng đến các chính phủ và các phòng thí nghiệm tại các quốc gia thành viên, kiểm tra và chấp thuận (nếu xét thấy được) các đề xuất từ phía CIPM về việc thay đổi hệ đo lường quốc tế (SI), thông qua ngân sách cho BIPM (năm 2012 là trên 10 triệu euro) và quyết định tất cả các vấn đề hệ trọng liên quan đến tổ chức cũng như sự phát triển của BIPM.[2][3]

Tiêu chuẩn thành viên

CGPM công nhận hai loại thành viên: thành viên đầy đủ (muốn tham gia các hoạt động của BIPM) và thành viên kết giao (quốc gia hoặc nền kinh tế chỉ muốn tham gia chương trình thỏa thuận công nhận lẫn nhau). Các thành viên kết giao đều có tư cách quan sát viên trong CGPM. Vì tất cả mọi liên lạc giữa các tổ chức hiệp định và các chính phủ quốc gia đều được xử lý bởi đại sứ của các nước thành viên ở Pháp nên bắt buộc quốc gia thành viên phải có quan hệ ngoại giao với Pháp.[4] mặc dù trong thời gian diễn ra hai cuộc chiến tranh thế giới thì các nước đang giao chiến với Pháp cũng vẫn giữ nguyên tư cách thành viên CGPM.[5] Phiên mở màn của mỗi kỳ CGPM đều do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp làm chủ tọa và ở các phiên kế tiếp thì Viện Hàn lâm Khoa học Pháp làm chủ tọa.[6]

Trong số 20 quốc gia tham dự hội nghị về Mét vào năm 1875 thì có 17 đại diện đã ký vào Công ước.[gc 1] Anh Quốc tham gia Công ước vào ngày 17 tháng 9 năm 1884.[7] Theo thời gian con số thành viên cũng dần tăng tiến: 21 thành viên (1900), 32 thành viên (1950) và 49 thành viên (2001). Tính đến ngày 7 tháng 8 năm 2013, có 55 quốc gia thành viên đầy đủ, 38 quốc gia và nền kinh tế thành viên kết giao.[8] Sau đây là danh sách các thành viên; lưu ý số ghi trong ngoặc đơn là năm trở thành thành viên.

Thành viên đầy đủ

 Argentina (1877)
 Úc (1947)
 Áo (1875)[gc1 1]
 Bỉ (1875)
 Brasil (1921)
 Bulgaria (1911)
 Canada (1907)
 Chile (1908)
 Trung Quốc (1977)
 Colombia (2012)
 Croatia (2008)
 Cộng hòa Séc (1922)[gc1 2]
 Đan Mạch (1875)
 Cộng hòa Dominica (1954)
 Ai Cập (1962)
 Phần Lan (1923)
 Pháp (1875)
 Đức (1875)
 Hy Lạp (2001)
 Hungary (1925)
 Ấn Độ (1957)
 Indonesia (1960)
 Iran (1975)
 Ireland (1925)
 Israel (1985)
 Ý (1875)
 Nhật Bản (1885)
 Kazakhstan (2008)
 Kenya (2010)
 Malaysia (2001)
 México (1890)
 Hà Lan (1929)
 New Zealand (1991)
 Na Uy (1875)[gc1 3]
 Pakistan (1973)
 Ba Lan (1925)
 Bồ Đào Nha (1876)
 România (1884)
 Nga (1875)[gc1 4]
 Ả Rập Xê Út (2011)
 Serbia (2001)
 Singapore (1994)
 Slovakia (1922)[gc1 5]
 Nam Phi (1964)
 Hàn Quốc (1959)
 Tây Ban Nha (1875)
 Thụy Điển (1875)[gc1 6]
 Thụy Sĩ (1875)
 Thái Lan (1912)
 Tunisia (2012)
 Thổ Nhĩ Kỳ (1875)[gc1 7]
 Anh Quốc (1884)
 Hoa Kỳ (1878)
 Uruguay (1908)
 Venezuela (1879)

Ghi chú

  1. Gia nhập khi còn là một phần của Đế quốc Áo-Hung
  2. Gia nhập khi còn là một phần của Tiệp Khắc
  3. Gia nhập khi còn là một phần của Liên minh giữa Thụy Điển và Na Uy
  4. Gia nhập khi còn là một phần của Đế quốc Nga
  5. Gia nhập khi còn là một phần của Tiệp Khắc
  6. Gia nhập khi còn là một phần của Liên minh giữa Thụy Điển và Na Uy
  7. Gia nhập khi còn là một phần của Đế quốc Ottoman

Thành viên kết giao

Tại Hội nghị lần thứ 21 (tháng 10 năm 1999), CGPM đặt ra loại thành viên mới gọi là "thành viên kết giao" (associate) dành cho các quốc gia hay nền kinh tế chưa là thành viên của BIPM cũng như dành cho các liên minh kinh tế.[9]

 Albania (2007)
 Bangladesh (2010)
 Belarus (2003)
 Bolivia (2008)
 Bosna và Hercegovina (2011)
 Botswana (2012)
 Caribe (2005)
Trung Hoa Đài Bắc (2002)
 Costa Rica (2004)
 Cuba (2000)
 Ecuador (2000)
 Estonia (2005)
 Gruzia (2008)
 Ghana (2009)
 Hồng Kông (2000)
 Jamaica (2003)
 Latvia (2001)
 Litva (2001)
 Macedonia (2006)
 Malta (2001)
 Mauritius (2010)
 Mông Cổ (2013)
 Montenegro (2011)
 Namibia (2012)
 Oman (2012)
 Panama (2003)
 Paraguay (2009)
 Peru (2009)
 Philippines (2002)
 Moldova (2007)
 Seychelles (2010)
 Slovenia (2003)
 Sri Lanka (2007)
 Syria (2012)
 Ukraina (2002)
 Việt Nam (2003)
 Zambia (2010)
 Zimbabwe (2010)

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị Thành Đô Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_toàn_thể_về_Cân_đo http://www.french-metrology.com/en/international-a... http://www.bipm.org/en/bipm/ http://www.bipm.org/en/convention/cgpm/ http://www.bipm.org/en/convention/cgpm/participati... http://www.bipm.org/en/convention/member_states/ http://www.bipm.org/en/convention/member_states/jo... http://www.bipm.org/jsp/en/ListCGPMResolution.jsp?... http://www.bipm.org/jsp/en/ListCGPMResolution.jsp?... http://www.bipm.org/jsp/en/ListCGPMResolution.jsp?... http://www.bipm.org/jsp/en/ListCGPMResolution.jsp?...